Sau 3 tháng triển khai (cùng với Đại Học Kinh Tế và Đại Học Luật) Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM đã chính thức đưa vào sử dụng Hệ thống quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là hệ thống thông tin quản lý đào tạo hiện đại hỗ trợ đa bậc đào tạo, đa loại hình đào tạo và đa qui chế đào tạo theo mô hình cổng thông tin do công ty PSC cung cấp. Trong học kỳ 2 niên khóa 2009-2010 dự kiến sẽ có 6 trường đại học lớn tại TPHCM chuẩn bị triển khai hệ hệ thống quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ của PSC.

Khi đặt vấn đề xây dựng hệ thống thông tin tổng thể quản trị đại học và đặc biệt là hệ thống quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ chúng tôi đã nhất trí chọn PSC, nhà cung cấp giải pháp mạnh nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo...
TS Ninh Quang Thăng
Trưởng Phòng Đào tạo
Đại Học Kiến Trúc TPHCM
Lượt truy cập: 416856
Số người online: 83
Chuyên mục: Sản phẩm  
Ngày đưa tin: 01/09/2017    

Giới thiệu QR-CODE

1. QR là gì?
QR (Quick Response - phản ứng nhanh), là một ma trận mã vạch hay mã vạch hai chiều có thể được đọc bởi chức năng “QR barcode reader” thông thường được cài đặt sẵn trên smart phone (điện thoại thông minh). Các thông tin được mã hóa có thể bao gồm thông tin văn bản, URL,… cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao.

 
QR - Quick Response

Mã QR được tập đoàn Denso-Wave của Nhật Bản tạo ra năm 1994. Có thể chứa đựng nhiều thông tin hơn mã barcode hiện nay, người ta sử dụng nó làm Bảng hiệu quán ăn, In lên danh thiếp, Dán lên kính xe hơi v.v... nói chung là tất cả nhũng vị trí mà có thể mang lại thông tin. Và trong lĩnh vực Thư viện thông tin, Nó có thể chứa thông tin quan trọng về một cuốn sách, chẳng hạn như  tiêu đề tài liệu,  ký hiệu xếp giá, tác giả, đăng ký cá biệt,…. Để nhanh chóng lưu thông tin này trên điện thoại của bạn, Độc giả cần phải sử dụng một ứng dụng đọc mã QR.

2. QR Code  - Đặc điểm nổi bật :
• Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn hơn hẳn so với barcode:
- Numeric: Tối đa 7,089 ký tự (Ký tự toàn số)
- Alphanumeric: Tối đa 4,296 ký tự  (chữ cái (không dấu)và số)
- Nhị phân (8 bits): Tối đa 2,953 bytes (Lưu được ký tự có dấu)
- Kanji/Kana: Tối đa 1,817 ký tự.
Với khả năng lưu được nhiều ký tự như vậy, như thông thường đối với mã barcode khác, thì lưu được mã sản phẩm, còn QR Code có thể lưu được mã sản phẩm, và 1 số thông tin cơ bản của sản phẩm nữa. Ví dụ như kích cở, màu sắc, cân nặng, chiều cao, rộng.... và các thuộc tính hữu ích khác.
• Khả năng sửa lỗi cao:
- Các loại mã kiểu này dễ bị bẩn. Với QR code, kể cả khi 30% bị mất (ví bẩn, rách, ...) thì vẫn còn khả năng khôi phục dữ liệu.
- Ngoài ra, QR code còn có các đặc tính rất thiết thực như: ít tốn diện tích (so với bar code), lữu trữ được hình ảnh, đọc được theo mọi hướng. Có lẽ vì thế mà việc ứng dụng QR code đã vượt ra khỏi mục tiêu ứng dụng ban đầu là kiểm kê hàng hóa để đi vào cuộc sống.
• Vi mã QR (Micro QR Code): Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 kí tự.

3. Cách đọc mã QR code :
Việc đọc các mã QR code khá đơn giản, dưới đây là một vài phần mềm thông dụng cho các loại điện thoại. Độc giả có thể dùng điện thoại truy cập vào trang web dưới đây để cài phần mềm về điện thoại của mình.
Nhấn vào đây: http://www.mobile-barcodes.com/qr-code-software/ 
Điểm chung khi sử dụng các phần mềm này là các bạn cần phải sử dụng  smart phone và có gắn camera để scan các QR các bức ảnh QR code để chương trình dịch ngược lại từ ảnh ra nội dung.
Để đọc mã vạch , rất đơn giản các bạn chỉ cần mở ứng dụng, hướng camera của điện thoại vào bức hình muốn giải mã, giữ nguyên vị trí, và đợi kết quả.

 


Các tin khác:
Powered by PSC Portal. ©2009 PSC All rights reserved